MÁY NẤU VÀNG

MayNauVang.com


Bình luận về bài viết này

CÁC KIỂU KHÓA GIỮ CỦA BÔNG TAI

Các phương pháp kỹ thuật để cố định bông tai cho dái tai, hay là cài chặt nó từ bên ngoài bằng một cái lò xo ép vào dái tai, hay là xỏ lỗ qua dái tai bằng một cái chốt.

Ngoài cơ chế khóa giữ ra, cũng cần cân nhắc trọng lượng, kích cỡ và vị trí của cơ chế khóa giữ này. Thực ra, bông tai luôn giữ được cân bằng của nó để tránh bị nghiêng hay bị xoay tròn có thể làm cho nó rời ra khỏi trục. Một đặc điểm quan trọng trong việc lựa chọn kích cỡ bông tai là độ nhẹ của mặt hàng, vì trong trường hợp bông tai có khóa giữ thì nó có thể làm tổn thương dái tai nếu nó quá nặng.

  1. Móc gài:

Một trong những hình thức đơn giản nhất để khóa giữ cho bông tai là “móc gài”: Nó bao gồm một sợi bị uốn cong như cái móc xỏ qua lỗ của dái tai và được gài vào phần thân của bông tai (xem hình 1).

hinh 271

Hình 1

  1. Đít bông cài (Khóa giữ con bướm):

Vẫn giả sử rằng tai cần được xỏ nên nó thường được sử dụng khóa tháo rời thể hiện trong hình 2. Khóa này được làm thành dạng cái cốt, trên đó gắn bông tai, để xỏ vào lỗ tai mà không gây tổn thương cho tai thì đầu cốt thường được làm tròn. Khi “con bướm” được cài vào thì cái cốt sẽ làm giãn hai cánh của “con bướm” và khi “con bướm” định vị xong thì hai cánh sẽ co trở lại như một cái lò xo. Một biến đổi khác của bông tai loại này là cốt có ren và “con bướm” được vặn vào.

hinh 272

Hình 2

  1. Đít bông vặn:

Đít bông vặn, dùng trong trường hợp không cần phải xỏ lỗ tai, được tạo thành từ sợi uốn hình chữ U. Dái tay sẽ được lồng vào bên trong chữ U. Một bên chữ U gắn bông tai, khi đeo vào phải đưa ra mặt trước dái tai, còn bên đối diện nằm mặt sau dái tai là một ống ren nhỏ và một cốt ren có thể vặn ra vào. Đầu trên của cốt ren tạo thành núm vặn, còn đầu dưới cốt ren, nơi tiếp xúc với dái tai thì được làm tròn, tránh sắc nhọn không làm đau dái tai khi vặn vào.
Vì vậy, bông tai được bảo đảm giữ chặt trên dái tai nhờ lực ép của đầu cốt ren tác động lên dái tai (xem hình 3).

hinh 273

Hình 3

  1. Đít bông kẹp:

Loại cơ cấu khóa giữ này không đòi hỏi phải xỏ lỗ tai. Đít bông kẹp bao gồm một má kẹp được phân thành hai phần có tác dụng như một lò xo ép bông tai vào dái tai (xem hình 4). Do đó, miếng mỏng được gắn chặt với bông tai bằng một chốt. Như rõ ràng, điều quan trọng là vật liệu phải có tính đàn hồi và chống mài mòn tốt nhất có thể được vì vậy thường sử dụng hợp kim trắng bổ sung thêm niken.

hinh 274

Hình 4


Bình luận về bài viết này

NỮ TRANG BỊ LÃNG QUÊN: CÂY TRÂM (Phần cuối)

Tuy nhiên, ngày nay để cài một cây trâm lên quần áo hay nón, chúng ta sẽ cài nó vào lớp vải bằng một ghim cài có chân dài thậm chí cái ghim này có thể được gắn trên một bản lề. Hơn nữa, trong khi các cây trâm thời xưa có thể đã làm cho cơ cấu này nhìn thấy được, còn ngày nay nó thường được giấu đi.

Một dấu hiệu quan trọng về “sự mới lạ” của cây trâm hiện nay so với cây trâm xưa cũ sẽ được lưu ý: Khi ghim cài và bản lề ở một bên hoàn toàn tách biệt với vòng móc đặt ở phía đối diện. Khoảng cách từ phần sợi bị cuộn như lò xo đến đầu kim nên đủ để cho cây trâm dễ dàng bị cài chặt vào lớp vải. Nếu khoảng cách là quá dài thì cây trâm sẽ có xu hướng bị kênh lên.

2.Bản lề:

Trong hình 5, trình bày một số loại bản lề sản xuất hiện nay. Trong tất cả các loại bản lề này, ghim cài chỉ đơn giản là gắn vào bản lề và có thể xoay đến dựng đứng lên trong phạm vi tối thiểu theo phương thẳng đứng mà không có tác dụng bật trở lại giống như chốt an toàn. Đầu kim ghim được giữ cố định cho bản lề bằng một cái cốt được tán chặt ở cả hai đầu.

hinh 266

Hình 5

Trong hình 6 là ví dụ đơn giản (với sợi hay dát) của các khóa giữ đại diện cho các cây trâm. Tuy nhiên, chúng không phải là các chi tiết khóa giữ cực kỳ an toàn. Nói cách khác, phần cuối của đầu kim ghim được giữ bởi mép cuốn đặt ở phía đối diện.

hinh 267

Hình 6

Chỉ vì những khóa giữ này không đáng tin cậy, đặc biệt quan trọng là kim ghim nên cần có độ đàn hồi cao, để giữ nguyên tại vị trí của nó một cách chắc chắn và đảm bảo khóa chặt.

Có một số khóa giữ an toàn hơn ngăn ngừa nguy cơ bị tháo ra khỏi mép cuốn. Ở đây, các mép cuốn đã được thay thế bằng một khớp xoay có cánh hay một lưỡi cài.
Khóa bằng khớp xoay có cánh được tạo thành từ một chi tiết hình chữ C (xem hình 7) gồm một đoạn ống nhỏ được được mở miệng dọc theo chiều dài và lòng trong đặt một khớp xoay có cánh. Khi xoay nó, dùng tay di chuyển cánh của khớp xoay theo rãnh trượt trên phần thân hình chữ C. Vị trí đầu của rãnh trượt khi cánh khớp xoay tiếp xúc cũng là vị trí mở khớp xoay để đưa kim ghim vào. Vị trí cuối của rãnh trượt khi cánh khớp xoay tiếp xúc cũng là vị trí đóng khớp xoay để giữ cho kim ghim không bị tháo ra.

hinh 268

Hình 7

Một biến thể khác của khóa an toàn này là lưỡi cài hay khóa đẩy (xem hình 8). Chi tiết này, có lợi cho kim ghim và được dùng để đính các trâm cài trên quần áo. Khóa đẩy được cấu tạo từ một nửa ống để dễ dàng nhận đầu kim ghim. Trong nửa ống này, có một nửa ống khác có thể di chuyển dọc theo chiều dài và khóa chặt đầu kim ghim. Việc định vị giữa hai nửa ống được đảm bảo bởi một chốt đóng vai trò như một cái gài ở cuối hành trình.

hinh 269

Hình 8

Thay vào đó, xin giới thiệu các loại gài khác với tất cả các loại mô tả từ trước cho đến giờ, do cả cách hoạt động của nó và cách sử dụng nó: Đó là kim gài cà-vạt và cái kẹp. Thực ra, các phụ kiện này được tạo thành từ một miếng dát nhỏ được uốn cong thành hình chữ U có chức năng đàn hồi. Thường thì, tiền giấy ngân hàng và cà-vạt được gài vào chữ “U” này và được giữ chặt bằng lực đàn hồi của các cạnh miếng dát (xem hình 9).

hinh 270

Hình 9


Bình luận về bài viết này

CHUYỆN NHỎ MÀ KHÔNG NHỎ

Đối với sản xuất nữ trang, công đoạn đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng là khâu tạo phôi. Do đặc tính của nữ trang là làm từ vàng bạc, nên việc tạo phôi cho nữ trang phải có yếu tố “nhẹ vàng” thì mới đích thị bảo chứng “Con bò cạp vàng”.

Phôi ban đầu cho nữ trang thì có nhiều dạng như: Dạng sợi, dạng tấm, dạng ống, dạng đúc… nhưng ở đây chỉ bàn đến khía cạnh phôi dạng ống. Phôi dạng ống thỏa mãn yếu tố “nhẹ vàng” không cần bàn cãi và thích hợp cho nữ trang là vòng đeo tay. Để tạo ra muôn hình vạn trạng, đủ các loại mẫu mã cho vòng đeo tay thì phải tạo ra đa dạng phôi ống.

Việc phôi ống có kích thước lớn, sau đó hạ xuống thành các phôi ống có kích thước nhỏ hơn để tạo nên sự đa dạng cho mẫu mã trong chế tác nữ trang là điều cần thiết. Công nghệ này gọi là công nghệ kéo ống hay chuốt ống: Sử dụng khuôn định hình để thay đổi kích thước ống theo yêu cầu đó là ổ kéo (ổ chuốt). Mỗi lần cho mồi ống qua ổ kéo, cứ tưởng là CHUYỆN NHỎ, chỉ cần đập bẹp hay bóp nhỏ đầu ống, làm sao để đầu ống có thể luồn qua bên kia ổ kéo là được.

Vì thao tác bằng tay với cái búa hay cái kiềm, cho nên sự biến dạng của từng đầu ống không giống nhau, thậm chí với một đầu ống có thể làm biến dạng nhiều lần, mất thời gian mới luồn qua được bên kia ổ kéo như xỏ lỗ kim. Tất nhiên, phần đầu ống được làm biến dạng sẽ quy về vàng hay bạc phế liệu. Do thao tác thủ công nên khó kiểm soát được việc làm biến dạng đầu ống nhiều hay ít, từ đó, lượng vàng hay bạc phế liệu tạo ra có thể ảnh hưởng đến định mức hao hụt vàng hay bạc trong chế tác. Như vậy, CHUYỆN NHỎ MÀ KHÔNG NHỎ, phải không nào?

Để khắc phục nhược điểm trên, máy tóp đầu ống và khuôn tóp đầu ống là giải pháp hữu hiệu hơn bao giờ hết. Đầu ống khi đưa vào máy này thì được tóp nhỏ lại có hình dạng giống như đầu cây bút chì.  Tùy theo kích thước đầu ống đưa vào và tùy theo cách lựa chọn ổ kéo cần sử dụng mà chọn khuôn tóp đầu ống phù hợp. Thao tác nhanh, tiết kiệm thời gian, đầu ống được tóp lại như nhau và hạn chế được phế liệu vàng hay bạc phải loại bỏ ngoài ý muốn. Mọi chuyện lại trở thành CHUYỆN NHỎ.

Hiện nay, trong nước cũng đã có máy tóp đầu ống nhập từ Ý. Tùy theo nhu cầu ống cần tóp đầu mà đặt hàng bên Ý các khuôn tóp đầu ống như mong muốn. Dưới đây là hình ảnh các khuôn tóp đầu ống mà công ty THIỆN CHÍ đã nhập về theo đơn đặt hàng của khách.DSC00254

DSC00255

DSC00257

WP_20170809_002


Bình luận về bài viết này

NỮ TRANG BỊ LÃNG QUÊN (Phần 1)

  1. Sơ lược về lịch sử:

Trước tiên, làm quen với khái niệm: Cách cài giữ của cây trâm được định nghĩa chính xác chỉ là cách gài bằng cây ghim, có chức năng để đính đồ trang sức lên quần áo.

Chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng hình dạng từ xưa của cây trâm giống hình dạng cây đinh: Nó chỉ là một sợi kim loại được làm nhọn một đầu để dễ dàng xuyên qua lớp vải và đầu còn lại được làm lớn lên để giữ cho nó không bị rơi ra khỏi lớp vải. Cây trâm ngày nay vẫn có cùng chức năng và cách sử dụng như cây trâm thời trước.

Kể từ thời xa xưa, cây trâm đã được sử dụng như là vật dùng để đính các kiểu dáng trang trí lên lớp vải. Ghim gài cho cà–vạt vẫn có chức năng này. Tuy nhiên, bất lợi chính của nó là sự khó khăn của việc đâm thủng lớp vải, vì lớp vải sẽ duỗi thẳng trở lại khi nào cố gắng gài nó vào lớp vải.
Điều bất lợi này đã được loại bỏ một cách khéo léo bằng cách thay cây ghim cài thuần túy thành vật trang trí, hơn nữa được xem là một phần hữu dụng của đồ trang sức.

Ví dụ (xem hình 1) cây trâm được uốn quanh thành một vòng tròn hở. Các đầu của vòng tròn này được làm dày lên ngăn không cho cây ghim cài trượt ra ngoài. Trước tiên, chúng ta cho đầu ghim cài xuyên qua lớp vải. Sau đó, chúng ta nâng nhẹ đầu ghim cài lên, tiếp theo chúng ta cho đầu ghim cài đi qua chổ hở của vòng tròn và cuối cùng chúng ta xoay cây ghim cài một góc khoảng 90 °, để nó được giữ chặt trên vòng tròn.

hinh 262

Hình 1

Một khả năng khác của việc sử dụng đầu ghim cài làm khóa giữ được thể hiện trong hình 2, trong đó có chốt an toàn và chức năng này được sử dụng lâu dài. Để có được nó phải dùng một sợi kim loại có độ dày khoảng 1mm, được cuộn ở một đầu để tạo thành một lò xo xoắn ốc, do đó vật liệu tạo ra nó đòi hỏi có độ co giãn. Đầu nhọn của ghim cài được đặt lọt vào bên trong một nơi đã được mở rộng như cái máng giữ ở đầu đối diện của lò xo xoắn ốc.

hinh 263

Hình 2

Hình 3 cho thấy một cái khóa đơn giản có nguồn gốc từ Celtic. Những chiếc trâm cài bằng đồng này được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ ở Moravia có niên đại vào thế kỹ thứ III trước công nguyên

hinh 264

Hình 3

Cơ cấu này lợi dụng tính đàn hồi của kim loại được thể hiện dưới dạng sợi, khi nó được cuốn để tạo thành một lò xo. Trong hình 4, chúng ta có thể nhận thấy: Cùng một sợi dây kim loại làm sao, vừa giấu nó dưới tấm kim loại, vừa đồng thời là vòng móc giữ chắc chắn đầu kim và hoạt động như cái chốt cài an toàn. Trên thực tế, chúng ta cũng có thể quan sát thấy rằng: Bắt đầu là từ đầu của cây kim và đầu cuối cùng của sợi, không tưởng tượng được, lại gần với đầu kim của nó và tạo thành một cái móc.

hinh 265

Hình 4

 


Bình luận về bài viết này

CÁC CƠ CẤU KHÓA GIỮ CỦA TRANG SỨC (Phần cuối)

11. Khóa vặn bằng ren:

Khóa vặn bằng ren được sử dụng trong chuỗi hạt nhưng nó không phải là loại khóa thường xuyên được lựa chọn, vì nó không tiện lợi và phức tạp khi gắn hay tháo chuỗi hạt.

Hai phần liên kết với nhau được cấu tạo từ hai hình trụ có ren lắp vào nhau. Để tránh chuỗi hạt bị xoắn khi vặn ren, các đầu của chuỗi hạt không gắn trực tiếp vào hai hình trụ, như chúng ta có thể thấy trong phần được mô tả ở hình 22. Trong hình 23, chúng ta có thể nhìn thấy hình chiếu bằng của hai thành phần khóa.

hình 258

Hinh 22

hinh 259

Hình 23

 

Đối với vấn đề chế tạo, cơ chế này phụ thuộc nhiều vào tay nghề của thợ kim hoàn, người đó phải làm ren vặn sao cho ren đực và ren cái tương ứng với nhau. Rõ ràng là thao tác này đòi hỏi độ chính xác rất cao với dung sai rất nhỏ, hai hình trụ khác nhau thì không thể ăn khớp với nhau.

12. Khóa dây đeo đồng hồ:

Vào phần cuối của bài viết liên quan đến các loại khóa cho dây chuyền và vòng tay này, cũng nên dành một ít thời gian để đề cập đến khóa dây đeo đồng hồ. Trong hình 24, chúng ta có thể nhìn thấy một cái khóa được cấu tạo bằng ba phần: Hai tấm mỏng cong nhẹ và được tăng cứng để có sức bền uốn tốt hơn. Chúng được liên kết với nhau bằng một cái chốt cho phép chúng được đặt chồng cái này vào cái kia. Còn tấm thứ ba cũng là một tấm mỏng bằng với hai tấm kia, đóng vai trò như một bao che khi đã khóa vào vị trí an toàn và hai cạnh bên có một số lỗ để điều chỉnh chiều dài dây đeo. Trên thực tế, hai chốt được lắp vào các lỗ này, một trong số đó được gắn với dây đeo và một cái khác được gắn vào một tấm mỏng của cơ cấu.

hinh 260

Hình 24

Trong hình 25, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng: Mỗi tấm mỏng trong hai tấm được uốn cong sẽ được bố trí một cái khớp cho phép chúng giữ chắc khi chúng được đặt cái này chồng vào cái kia.

hinh 261

Hình 2


Bình luận về bài viết này

CÁC CƠ CẤU KHÓA GIỮ CỦA TRANG SỨC (Phần 5)

10. Các khóa cho chuỗi ngọc trai:

Loại khóa này phù hợp cho chuỗi ngọc trai và vòng cổ bằng san hô, vân vân… không cần đến các loại khóa có bề dày đặc thù (xem hình 17).

hinh 253

Hình 17

Trên thực tế, đối với các khóa hộp, lưỡi hình chữ V được nâng lên của theo phương thẳng đứng. Do đó, chúng không thích hợp cho việc sử dụng làm khóa cho các loại chuỗi trên. Để thay thế, khóa cá sấu (hình dạng cơ cấu hành trình của nó tương tự với hình dạng của con vật này) dày khoảng 0,5mm được sử dụng. Chúng lắp ghép thành một hộp, được trang bị kết cấu cài giữ và được trang trí bằng đá quý, có một bộ phận hoạt động như lò xo và khóa an toàn. Hoạt động của nó rất đơn giản: Đầu tiên là chi tiết như lò xo được đưa vào trong hộp và được giữ chặt bởi chốt của kết cấu cài giữ đã định sẳn, sơ bộ tạo nên một cơ cấu an toàn đề phòng việc tháo ra (xem hình 18). Sau đó, chi tiết như lò xo được đẩy sâu hơn vào bên trong hộp, cho đến khi nó bật ra và dừng lại do các răng của lò xo được cài vào hai chốt của kết cấu cài giữ đã định sẳn (xem hình 19).

hinh 254

Hình 18

hinh 255

Hình 19

Trong loại khóa này, việc lựa chọn vật liệu cho lò xo là rất quan trọng. Vì nó sẽ bảo đảm sự đàn hồi và sự chịu mài mòn của chi tiết. Do đó, hợp kim vàng trắng có thêm niken sẽ được sử dụng.

Một cơ cấu khóa khác thích hợp cho một số chuỗi ngọc trai hay chuỗi đá màu, được mô tả trong hình 20 và 21: Các đầu chuỗi được bó lại tập trung trong các chi tiết có dạng cái chuông nhỏ và cơ cấu khóa là một bộ phận hình lưỡi cài hay hình vòng.

hinh 256

Hình 20

hinh 257

Hình 21

 


Bình luận về bài viết này

CÁC CƠ CẤU KHÓA GIỮ CỦA TRANG SỨC (Phần 4)

8.Khóa bằng lưỡi cài:

Khóa bằng lưỡi cài đặc biệt được sử dụng cho dây chuyền.
Nó có dạng hình trụ và gồm hai phần: Phần đực là một nửa hình trụ, mặt tiếp xúc có gắn lưỡi cài hình chữ T. Phần cái cũng là một nửa hình trụ, mặt tiếp xúc có lỗ bốn khía, bên trong có đặt một lò xo giúp tháo liên kết giữa hai phần,. Khi cần khóa, phải xoay một nửa vòng tròn sao cho phần lưỡi cài hình chữ T được gài chặt vào bên trong hình trụ (xem hình 14).

hinh 250

Hình 14

Tại vị trí tiếp xúc giữa hai phần, một chốt an toàn, bào đảm giữ cho hai phần không tự tháo ra được gắn ở bên ngoài của phần hình trụ đực, có thể được cài vào và giữ cố định ở rãnh hình móc bên ngoài của phần hình trụ cái (xem hình 15).
Khóa này được tháo ra bằng cách xoay nửa vòng phần trụ đực để làm sao cho chốt an toàn thoát ra khỏi rãnh hình móc. Khóa bằng lưỡi cài thường được sử dụng nhiều.

hinh 251

Hình 15

9. Khóa bằng chốt chẻ:

Kiểu khóa này cũng tương tự như các bản lề được sử dụng ở các cánh cửa.
Trên thực tế, một phần khóa gồm hai ống được gắn tại hai đầu của má bản lề thứ nhất, trong khi đó phần khóa kia có một ống thứ ba được hàn vào chính giữa của má bản lề thứ hai. Để kết nối hai phần khóa lại với nhau thì sử dụng một chốt hình trụ. Chốt này được chẻ thành hai phần dọc theo chiều dài và hơi tách ra ở phần đuôi.  Phần trên của chốt đựơc dập thành mũ chốt có tiết diện lớn hơn so với tiết diện của ống gắn vào má bản lề và phần đuôi của nó có một rãnh phù hợp để cài vào gờ chặn được tạo ra bên trong, phía mặt ngoài hai ống của má bản lề thứ nhất (xem hình 16).

hinh 252

Hình 16


Bình luận về bài viết này

CÁC CƠ CẤU KHÓA GIỮ CỦA TRANG SỨC (PHẦN 3)

6. Khóa hộp:

Khóa hộp phù hợp với vòng đeo tay, lắc tay và dây chuyền. Nó bao gồm một hộp nhỏ có một lỗ hình chữ nhật để lưỡi chữ V được gài vào chổ đó (Xem hình 10).

may nau vang, máy nấu vàng, lo nau vang, lò nấu vàng

Hình 10

Lưỡi này có khía cho phép giữ chặt hai phần: Để tháo nó ra, chỉ cần dùng lực nhấn vừa đủ lên miếng chặn phía trên khía để đưa khía thoát ra khỏi ngàm giữ và đồng thời rút lưỡi ra.
Chức năng khóa của cơ cấu này được bảo đảm bởi tính đàn hồi như lò xo của lưỡi chữ V và độ tin cậy của nó trở nên cao hơn khi chúng cài vào nhau và nghe được chính xác tiếng lách cách. Một chi tiết an toàn “hình số 8”  làm cho việc khóa an toàn hơn.

7. Khóa ngàm (Khóa lưỡi lò xo):

Khóa hộp với lưỡi chữ V đòi hỏi độ dày đặc biệt thỏa mãn được chức năng khóa. Do đó, nếu cần phải có một kết cấu dạng phẳng, như đối với việc khóa giữ chuổi ngọc trai thì lưỡi nằm ngang được sử dụng.

Cơ cấu này bao gồm một hộp nhỏ gọi là phần cái, nó cũng được xem như là một mặt hàng trang sức thật sự, nên thích hợp với việc trang trí trên đó các ổ hột để gắn đá vào. Một miếng vàng trắng với mặt cắt hình chữ W gọi là phần đực được gài vào hộp nhỏ (Xem hình 11). Trong trường hợp này, chức năng khóa được đảm bảo bởi độ đàn hồi của lưỡi. Để mở khóa ra, dùng lực vừa đủ nhấn vào hai đầu của lưỡi và kéo ra.

may nau vang, máy nấu vàng, lo nau vang, lò nấu vàng

Hình 11

Một biến thể khác của loại khóa này là cơ cấu khóa thể hiện trong hình 12a, trong đó lưỡi là phần dẫn hướng, bao gồm một hình chữ V duy nhất. Cái độc đáo ở chỗ là thay đổi kết cấu bằng một chốt đặt vào hộp và hoạt động như khóa an toàn, khi cần thiết tiến hành xoay lưỡi quanh chốt để tháo liên kết giữa hai phần (xem hình 12b).

may nau vang, máy nấu vàng, lo nau vang, lò nấu vàng

Hình 12

Một biến thể khác có kết cấu bao gồm một lưỡi là một sợi dây duy nhất bằng vàng trắng hình chữ U được uốn cong ở hai đầu tạo thành móc. Hai bên chữ U có đặt hai nút nhấn hình cầu được dùng để nhấn lưỡi khi cài vào và thào ra (xem hình 13). Hộp được bố trí hai lỗ hổng bên trong để hai đầu móc của lưỡi khi được đưa vào sẽ tự bung ra cài vào hai lổ đó.  Dạng khóa này phù hợp cho các đeo vòng tay bị khống chế về bề dày.

may nau vang, máy nấu vàng, lo nau vang, lò nấu vàng

Hình 13


Bình luận về bài viết này

CÁC CƠ CẤU KHÓA GIỮ CỦA TRANG SỨC (Phần 2)

5. Khóa vòng lò xo và khóa móc lò xo:

5.1 Khóa vòng lò xo

Một dạng mở rộng của khóa đuôi chuột đơn giản là khóa vòng lò xo, dùng để khóa giữ dây chuyền. Một biến đổi khác của nó, đó là khóa móc lò xo thì phổ biến. Khóa vòng lò xo (xem hình 5), các chi tiết khóa được dập bằng khuôn và được lắp ráp làm bằng tay.

may nau vang, máy nấu vàng, lo nau vang, lò nấu vàng

Hình 5

Nó bao gồm một ống “hình chữ C”, bên trong có một lò xo đẩy một cái chốt, bên ngoài ống tạo một rãnh trượt để cho tay gạt được bố trí trên cái chốt có chức năng như cái chặn di chuyển. Khi muốn mở khóa ra và chuẩn bị để nhận khoen cuối của dây chuyền thì dùng tay gạt kéo cái chốt chạy ngược vào trong ống và làm nén lò xo.

Trong hình 6a, mặt cắt của khóa vòng lò xo được thể hiện ở vị trí an toàn khi chưa mở. Trong khi ở hình 6b, khóa được mở và lò xo ở trạng thái nén tối đa. Việc khóa lại sau đó, được phục hồi bằng cách đơn giản là thả cái chốt cho chạy tự do trong rãnh về vị trí ban đầu khi chưa mở.

may nau vang, máy nấu vàng, lo nau vang, lò nấu vàng

Hình 6

5.2 Khóa móc lò xo:

Khóa móc lò xo (xem hình 7) là một khóa giữ có các hình dạng khác nhau (hình bầu dục, hình tròn, hình chữ nhật, hình trái tim, vv), được sản xuất bằng cách dập khuôn hay đúc bằng mẫu chảy. Trong trường hợp đúc bằng mẫu chảy thì độ hoàn chỉnh sản phảm đạt yêu cầu tốt hơn.

may nau vang, máy nấu vàng, lo nau vang, lò nấu vàng

Hình 7

Nó bao gồm ba phần: Thân hình cái móc (xem hình 8a), một chi tiết hình chữ L đóng vai trò như cái khóa và tay gạt (xem hình 8b) và lò xo. Lò xo được sử dụng là loại lò xo được để thẳng phần đầu và phần cuối giống nhau tạo thành hình chữ V (xem hình 8c).

may nau vang, máy nấu vàng, lo nau vang, lò nấu vàng

Hình 8

Nói chung, lò xo được làm bằng thép, được coi là nhẹ hơn rất nhiều so với bản thân khóa móc lò xo: Đường kính sợi làm lò xo khoảng 0,30mm. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng vàng trắng với niken, bởi vì niken là kim loại có khả năng tạo ra sự co giãn cần thiết cho lò xo.

Trong trường hợp này đòi hỏi lò xo phải đảm bảo khả năng làm việc lâu dài
Trong hình 9, chúng ta có thể thấy mặt cắt của một khóa móc lò xo. Bề mặt của khóa móc lò xo có thể được trang trí và làm đẹp cầu kỳ bằng các ổ hột, phù hợp để gắn đá quý. Móc lò xo, cũng như việc tạo ra khóa đã mô tả ở trên, được lắp ráp bằng tay.

may nau vang, máy nấu vàng, lo nau vang, lò nấu vàng

Hình 9


Bình luận về bài viết này

CÁC CƠ CẤU KHÓA GIỮ CỦA TRANG SỨC (Phần 1)

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một bộ phận quan trọng của trang sức, đó là khóa giữ của nó. Bộ phận này cho phép kết nối tạm thời giữa hai đầu của trang sức trong trường hợp trang sức là dây chuyền và vòng đeo tay, hay nó có thể đóng vai trò như một cái gài khi nó là một phần của cây trâm hay bông tai.

I. CÁC KHÓA GIỮ CHO DÂY CHUYỀN VÀ VÒNG ĐEO TAY:

  1. Tổng quát:

Khóa giữ của dây chuyền hay vòng đeo tay nên là một cơ cấu cho phép chúng được mở và đóng hai đầu thật dễ dàng, tiện lợi và có chức năng khóa chắc chắn. Có rất nhiều loại khóa giữ: Việc lựa chọn một trong số chúng phải được các thợ kim hoàn dựa trên các yếu tố cấu tạo riêng biệt có tác dụng cả về chức năng khóa chắc chắn và kiểu dáng thẩm mỹ về kỹ thuật mặc dù các chi tiết khóa giữ thường được coi là những chi tiết phụ nhưng chúng vô cùng quan trọng.

Chúng ta sẽ thấy bên dưới là một số khóa giữ cho dây chuyền và vòng đeo tay, từ những cái đơn giản và rẻ tiền cho đến những cái phức tạp nhất.

  1. Khóa chốt:

Nó là một chi tiết khóa giữ rất đơn giản (xem hình 1), nhưng nó không thể mở ra nhanh được. Nó phù hợp với dây chuyền nhẹ có các khoen mỏng.

máy nau vang, máy nấu vàng, lo nau vang, lò nấu vàng

  1. Khóa móc (Khóa đuôi chuột):

Đây là một khóa đơn giản, như chúng ta có thể thấy trong hình 2. Nó gồm một sợi được uốn cong để tạo thành một “dấu phẩy” như cái móc. Do đó, cho phép tháo móc ra và gắn liền hai phần ở điểm hẹp nhất. Chức năng của khóa này phụ thuộc vào khả năng xoắn của vật liệu hoạt động như một lò xo và đặc tính của vật liệu cần phải có tính co giãn. Đối với sợi quá nhiệt hay quá mỏng thì cực kỳ khó để làm khóa này.

Mặt cắt của sợi không làm ảnh hưởng tới chức năng của nó. Do đó, có thể lựa chọn tự do mặt cắt sợi hình tròn, hình bầu dục và hình vuông.
Khóa đuôi chuột đảm bảo an toàn cao khi khoá, đặc biệt khi đeo mặt dây chuyền nặng. Nó không phù hợp để làm khóa giữ cho các vòng tay.

may nau vang, máy nấu vàng, lo nau vang, lò nấu vàng

 

  1. Khóa gài hình trụ:

Nó bao gồm hai phần: Phần cái có dạng hình trụ rỗng bên trong, ngay tại mặt cắt đầu hình trụ có một lỗ nhỏ (xem hình 3a) và phần đực có dạng lưỡi hình chữ V, một đầu chữ V được hàn vào một nửa hình trụ (tương tự hình trụ ở phần cái) và một đầu còn lại được bố trí một chốt chặn giống như một nút nhỏ có tác dụng khi ấn xuống thì mở được khóa gài hình trụ ra (xem hình 3b).

Hơn nữa, trên lưỡi hình chữ V được bố trì một số rãnh chữ V để gài phần đực vào phần cái hình trụ.

may nau vang, máy nấu vàng, lo nau vang, lò nấu vàng

Cuối cùng, khóa an toàn “hình số 8”, được gài giữ một bên, ngăn không cho khóa mở ra (xem hình 4). Lưỡi chữ V nên được làm bằng vàng trắng. Vì nó phải bảo đảm việc đóng chặt và tháo mở nhiều lần, đồng thời giữ được độ co giãn cao.

may nau vang, máy nấu vàng, lo nau vang, lò nấu vàng